We need your funds

January 4, 2013

Phỏng Vấn Xin Visa Du Học Mỹ (Part 4)


Yêu Tiếng Anh - Du học Mỹ là niềm mơ ước của hầu hết các học sinh, sinh viên Việt Nam, ai cũng muốn có một tương lai tươi sáng sau khi tốt nghiệp tại một trường Đại Học danh tiếng của Mỹ. Để được đi du học Mỹ, ngoài việc được nhà trường mà các bạn chọn học chấp nhận và cấp thư mời học (hay còn gọi là I-20) thì các bạn phải vượt qua buổi phỏng vấn với các viên chức Lãnh sự quán Mỹ để có visa (Ngươì Việt mình hay nói đùa là "Cửa tử thần").

Vậy các bạn cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này? Để tiện việc theo dõi của các bạn, Admin sẽ trình bày từng phần rõ ràng từ lúc xin I-20 đến khi nhận Visa F1. Tiếp theo Phần 3, xem TẠI ĐÂY, hôm nay Admin trình bày  Phần 4: Tham dự buổi phỏng vấn. Download Phần 4 TẠI ĐÂY. Thân!
  • Sau khi bạn đã hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ phỏng vấn, bạn hãy “lặng lẽ” tìm cho mình một chỗ ngồi chờ đến lượt mình, tốt nhất bạn nên ngồi trước 1 trong 6 cửa sổ để quan sát người được phỏng vấn trước xem mình có học được kinh nghiệm nào từ họ hay không.
  • Rồi khi đèn tín hiệu báo đến số thứ tự của bạn, và đó cũng là lúc bạn "run" nhất, nhưng không sao, hãy thật tự tin, bình tĩnh, tay cầm hồ sơ, miệng mỉm cười tiến lại gần cửa sổ phỏng vấn của bạn. Việc đầu tiên của bạn là mỉm cười nhẹ và chào xã giao: “Good morning sir/mem (nếu phỏng vấn sáng) or Good afternoon sir/mem (nếu phỏng vấn chiều).” Một việc cũng khá quan trọng là bạn đừng quên chào anh chị thông dịch viên vì những anh chị này có thể đóng góp một phần không nhỏ đến quyết định bạn có được cấp visa hay không.
  • Viên chức sẽ yêu cầu bạn lấy dấu vân tay thêm một lần nữa để biết chắc họ đang phỏng vấn đúng người (sợ có người đi phỏng vấn giùm). Sau khâu này là bắt đầu vào đề. Để được cấp visa du học Mỹ, bạn phải chứng minh với  viên chức lãnh sự nhiều thứ, tuy nhiên có 3 vấn đề chính mà bạn cần phải lưu ý như sau:
  1. Bạn có khả năng tài chính để du học Mỹ hay không? Việc này bạn có thể chứng minh qua bản sao kê số dư tài khoản ngân hàng (Bank Statement), Giấy đăng ký kinh doanh, Đăng ký thuế, biên lai đóng thuế, Quyết định tuyển dụng và xác nhận lương (đối với người đã đi làm), hoặc chứng nhận đạt học bổng (nếu có)…
  2. Bạn có khả năng đi du học hay không? Câu hỏi này bạn có thể chứng minh qua bằng Toefl, Học bạ, Bảng điểm Đại Học, Bằng Đại học, một điều quan trọng là bạn có khả năng nói Tiếng Anh ngay tại buổi phỏng vấn hay không? (% đậu rất cao nếu bạn giao tiếp Tiếng Anh lưu loát lúc phỏng vấn)
  3. Bạn có ý định trở về nước sau khi hoàn tất khóa học hay không? Bạn hãy chứng minh rằng bạn có rất nhiều ràng buộc tại Việt Nam (nhà cửa, đất đai, xe cộ…) và hơn hết là bạn không có thân nhân nào ở Mỹ cả.
  • Khi vào phỏng vấn, bạn đừng bao giờ nghĩ “có tiền mua tiên cũng được”, hoàn toàn sai lầm. Việc bạn được cấp visa hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài 3 yếu tố chính nêu trên, trong đó may mắn của bạn chiếm khoảng 30%, việc chuẩn bị hồ sơ tươm tất chiếm 30%, 40% còn lại quyết định số phận của bạn tùy vào khả năng trình diễn của bạn trước viên chức lãnh sự.
  • Quá trình phỏng vấn không có một công thức chung hay cụ thể nào cả, nó tùy thuộc vào người phỏng vấn bạn, có Viên chức dễ tính, có Viên chức khó tính, có Viên chức hỏi ít, có Viên chức hỏi nhiều, có Viên chức nói Tiếng Việt, có Viên chức nói Tiếng Anh. Do vậy quá trình phỏng vấn rất đa dạng, bạn cần phải uyển chuyển để đáp ứng yêu cầu của người phỏng vấn.
  • Bạn cần phải gây được ấn tượng đầu tiên cho người phỏng vấn trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn bằng tác phong gọn gàng, lịch sự, tập trung, khi phỏng vấn mắt nhìn thẳng, miệng luôn mỉm cười nhẹ. Lưu ý rằng, phỏng vấn du học Mỹ không bắt buộc nói Tiếng Anh, nhưng để buổi phỏng vấn được thành công tốt đẹp thì bạn nên thể hiện khả năng đối đáp của mình bằng Tiếng Anh với Viên chức lãnh sự.
  • Viên chức sẽ bắt đầu buổi phỏng vấn bằng câu hỏi đầu tiên bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh đại loại rằng tại sao em lại đi qua Mỹ du học mà không đi mấy nước khác như China, Britain, France, Singapore, Laos, Camodia…Viên chức muốn thử trí của bạn xem bạn phản ứng thế nào thôi chứ thật ra ai cũng biết Mỹ là nước mà ai cũng mơ đến để du học. Nếu Viên chức nói Tiếng Việt thì bạn sẽ trả lời lại bằng Tiếng Việt để tỏ ra lịch sự trong giao tiếp, nhưng họ chỉ hỏi một hai câu bằng Tiếng Việt mà thôi bởi vì không có viên chức nào mong muốn cấp visa du học cho bạn trong khi bạn không biết nói Tiếng Anh (không nói được nhiều cũng nói được ít)
  • Rồi Viên chức cũng sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi Tiếng Anh, bạn hãy trả lời to rõ, ngắn gọn, chính xác, và đi thẳng vào câu hỏi, đừng đi vòng vòng và trả lời dài dòng. Nếu bạn không trả lời được bằng Tiếng Anh thì bạn hãy nhìn anh chị thông dịch viên nhờ anh chi ấy dịch dùm nhưng khả năng bạn được cấp visa hơi thấp vì không có gì tốt bằng mình nói trực tiếp.
  • Hầu hết Viên chức không coi nhiều về giấy tờ mà chỉ tập trung hỏi và xem phản xạ của bạn, tuy nhiên các bạn nên khôn ngoan hơn trong quá trình phỏng vấn. Ví dụ: Viên chức sẽ hỏi: “Do you think you are fluent in speaking English enough to study in the U.S?” Để đáp lại câu hỏi này, bạn sẽ trả lời theo ý bạn, tuy nhiên trong quá trình trả lời câu hỏi này, bạn nên lấy bằng Toefl trong tập hồ sơ đưa cho viên chức để chứng minh. Hay một câu hỏi khác: “Have you graduated from university?” Vừa trả lời để đáp lại câu hỏi này, bạn vừa lấy bằng Đại học ra cho Viên chức xem. Đừng bao giờ đợi viên chức yêu cầu bạn phải trưng ra giấy này tờ kia vì hầu như bạn chỉ có khoảng 2 đến 3 phút để quyết định, do vậy bạn đừng làm mất thời gian quí giá của bạn.
  • Nếu Viên chức không đồng ý cấp visa cho bạn, bạn sẽ nhận được một tờ giấy trắng. Bạn đừng tỏ bất cứ thái độ gì cả mà hãy coi đó như là kinh nghiệm của mình vì bạn còn có cơ hội cho buổi phỏng vấn tiếp theo. Nếu bạn phản ứng với thái độ không tốt, thì Viên chức sẽ "take note" lại trong computer, do vậy cơ hội nhận visa cho lần tới coi như là 0%. Bạn hãy từ từ thu xếp hồ sơ gọn gàng, cám ơn và chào Viên chức cùng thông dịch viên ra về. Bạn cũng không cần hỏi lý do tại sao bạn rớt phỏng vấn vì Viên chức sẽ không bao giờ cho bạn biết lý do tại sao bạn rớt thay vào đó họ chỉ nói một câu chung chung đại loại là bạn không có đủ khả năng du học Mỹ. Trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng thừa biết lý do tại sao bạn rớt. Hãy suy nghĩ kỹ vấn đề đó và khắc phục cho lần phỏng vấn kế tiếp. 
  • Nếu Viên chức đồng ý cấp visa cho bạn, bạn sẽ nhận được một tờ giấy xanh. Họ sẽ giữ lại Passport của bạn để làm visa cho bạn. Bạn hãy cảm ơn viên chức và cầm tờ giấy xanh ra ngoài cửa đóng tiền chuyển thư EMS, sau đó ra về và chờ khoảng 2 ngày sẽ nhận được Visa.
Have a good one!

Tommy Bảo - Yêu Tiếng Anh

No comments:

Post a Comment

♥ You are highly recommended to use Google or Facebook accounts to jot a few comments down if you have any further questions or concerns. Don't forget to check on "Notify me" at the bottom-right corner of the comment box to keep tracking your comment replies.
♥ Share to be shared - if you want to share any of your own thoughts to this blog's readers, please don't hesitate to reach me here. Many Thanks!
Have a good one!

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...